Cảnh báo thảm cảnh lặp đi lặp lại với nông dân Việt

  • Thứ Ba, 14/04/2015 | 07:20 GMT+7
 
 
(VTC News) - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cảnh báo rằng, không chỉ dưa hấu rơi vào tình cảnh bán đổ đi không được, nhiều nông sản khác cũng sẽ rơi vào thảm cảnh tương tự nếu không thay đổi cách làm nông nghiệp theo trào lưu như hiện tại.

» Ảnh: Hối hả chuyến dưa hấu đầu tiên từ Quảng Ngãi về Hà Nội
» Người trắng đêm nghĩ cách bán 1.000 tấn dưa hấu cho nông dân

Cùng một cân dưa, nơi 500 đồng - nơi 25.000 đồngTrong gần hai tuần qua, nhiều nông dân tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Nam vẫn đang phải bất lực nhìn dưa chín rục ngoài đồng hoặc đổ cho trâu, bò ăn vì không có thương lái đến mua, còn có cũng sẽ bị ép giá bán xuống chỉ còn 500 - 1.000 đồng/kg.Và một nghịch lý đang xảy ra tại nhiều nơi khác đó là người dân phải muadưa hấu với giá khá đắt. Theo khảo sát của phóng viên VTC News, hiện nay giá dưa hấu tại các chợ trên địa bàn Hà Nội dao động từ 20.000-25.000 đồng/kg, giá bán buôn trung bình là 18.000 đồng/kg.
Cảnh báo thảm cảnh lặp đi lặp lại với nông dân Việt
Giá dưa hấu ở Hà Nội vẫn dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg 
Nhiều người như chị Hà Thu (ở Thành Công, Đống Đa, Hà Nội) không khỏi lấy làm lạ cho biết: "Không hiểu dưa hấu mất giá ở đâu chứ ở đây không khi nào mình mua được rẻ hơn 22.000 đồng/kg, thậm chí mặc cả thấp xuống một chút mà người ta còn không muốn bán".Nhiều tiểu thương "lý giải" về nghịch lý này cho hay, nếu thu mua ngay tại ruộng của bà con nông dân thì giá sẽ rất rẻ, tuy nhiên nếu lấy từ các chủ buôn, đại lý thì chắc chắn giá sẽ bị đội cao lên rất nhiều.Chị Tuyết Thương, chủ cửa hàng hoa quả tại chợ Thái Hà cho biết, dưa hấu từ ruộng ít nhất cũng phải qua "vài ba nước" tức nhiều người khác nhau rồi mới đến được tay chị. "Cứ qua mỗi người giá sẽ lại tăng lên thêm một ít để họ ăn chênh lệch ở giữa, chưa kể cộng thêm tiền xe cộ, vận chuyển, bảo quản nên giá dưa chắc chắn sẽ đắt hơn rồi chứ không thể rẻ được như mua ở ruộng", chị Thương nói.
Video: Chiến dịch hỗ trợ nông dân Quảng Ngãi tiêu thụ dưa hấu
 
Nơi bán đi không hết, nơi tìm mua không raNgoài việc mất giá phải đổ bỏ cho trâu bò ăn, hàng ngàn xe chở dưa sang Trung Quốc đã ùn ứ tại cửa khẩu Tân Thanh trong một thời gian dài khiến cho dưa thối hỏng gần hết do thời tiết quá nắng nóng. Lượng dưa do khách phía Trung Quốc trả về phải lên đến 50-75%.Dù đã được rất nhiều tấm lòng hảo tâm của người dân trên cả nước ủng hộ mua tới hàng trăm tấn dưa nhưng dường như chừng đó vẫn chưa thấm vào đâu so với 100.000 tấn dưa của người dân miền Trung trong mùa vụ này.Bạn Trang Nhung trong đội Thiện nguyện bán dưa cho bà con Quảng Nam ở Hải Phòng cho biết: "Bà con trong miền Trung dưa chín thì ế không biết bán đi đâu, xuất sang Trung Quốc thì bị người ta trả về. Trong bọn mình bán ở đây, cả khách đặt trên mạng trước hay khách mua ở ngoài cũng chỉ khoảng 2 tiếng là đã hết veo 15 tấn".
Cảnh báo thảm cảnh lặp đi lặp lại với nông dân Việt
15 tấn dưa thiện nguyện bán hết trong vòng 2 tiếng tại Hải Phòng
Anh Đào Ngọc Trung (ở Lê Lợi, Ngô Quyền, Hải Phòng) cho biết: "Trời nóng nên ăn dưa hấu rất mát, cái chính là từ trước đến nay nó vốn không rẻ mà thậm chí còn đắt lên mỗi khi vào hè. Nếu mà cứ 3.000 - 5.000 đồng một cân thì chắc chắn ngày nào nhà mình cũng sẽ mua vài quả về giải nhiệt, chẳng tội gì".Tại nhiều nơi bán dưa thiện nguyện, có người còn mua hẳn vài tạ dưa một lúc và thậm chí còn đặt thêm vài tạ nữa cho lần sau, một phần là để ủng hộ cho bà con nông dân miền Trung và một phần là vì giá dưa quá rẻ so với bình thường bán ở chợ hoặc trong siêu thị.Trao đổi với phóng viên VTC News, ông Đào Văn Hồ, giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, nếu như bà con không sản xuất theo phong trào với tư duy tự phát, rồi ồ ạt xuất khẩu sang Trung Quốc như hiện nay thì dưa hấu đã không bị ế và mất giá như vậy.Ông Hồ cho biết: "Tại sao lại cần phải liên kết "bốn nhà"? Vì người nông dân họ chỉ chuyên về sản xuất nông phẩm thôi, còn việc đánh giá nhu cầu thị trường rồi tìm đầu ra thì chắc chắn anh doanh nghiệp sẽ làm tốt hơn. Nếu như không có mối liên kết với nhau thì nông dân cũng chỉ có thể bán cho thương lái để rồi bị ép giá rẻ mạt, trong khi người tiêu dùng thì sẽ lại phải mua với giá cao gấp đến hàng chục lần."Ông Hồ còn cảnh báo: “Gần đây nhiều bà con lại đang có phong trào chặt sạch cao su trồng hồ tiêu, rồi còn thi nhau trồng cây mắc ca mà chưa biết hiệu quả thế nào, tiêu thụ ra làm sao. Bây giờ dưa hấu đã vậy, nếu không thay đổi thì sớm muộn cũng sẽ lặp lại thảm cảnh này”.

 

(NLĐO) - Nhiều cổ đông nhỏ lẻ của Ngân hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank) phản đối chủ trương sáp nhập Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank)

Ngày 25-3, Sacombank tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2014, trong đó chủ trương xin sáp nhập Southern Bank rất được cổ đông quan tâm và bày tỏ ý kiến.

Trong lúc ông Kiều Hữu Dũng, tân Chủ tịch HĐQT Sacombank đọc một loạt văn bản tại đại hội như đơn xin từ nhiệm của người tiền nhiệm - ông Phạm Hữu Phú; tờ trình xin chủ trương sáp nhập Southern Bank trong năm 2014; tờ trình giải tỏa trước hạn 32 triệu cổ phiếu đã phát hành cho cán bộ cốt cán để khuyến khích tinh thần làm việc; tờ trình cơ chế trích thưởng 20% vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao 2014... thì nhiều cổ đông yêu cầu cắt giảm thời gian đọc tài liệu để họ có ý kiến về chủ trương sáp nhập Southern Bank.

HĐQT của Sacombank sáng 25-3
HĐQT của Sacombank sáng 25-3

Châm ngòi cho cuộc tranh cãi là việc cổ đông Lê Thị Kim Cúc lớn tiếng đặt câu hỏi cho HĐQT Sacombank về việc vì sao Sacombank phải sáp nhập Southern Bank thì lập tức ông Kiều Hữu Dũng ngắt lời và đề nghị bà Cúc gửi câu hỏi bằng văn bản. Tuy nhiên, nhiều cổ đông khác phản đối và yêu cầu ban tổ chức trao micro cho bà Cúc để tiếp tục chất vấn.

Trước sức ép của nhiều cổ đông, HĐQT Sacombank đồng ý để bà Cúc tiếp tục phát biểu. Bà Cúc cho biết đã góp vốn vào Sacombank cách đây 27 năm- khi đó ngân hàng đang hoạt động dưới mô hình hợp tác xã tín dụng. Do đó, bà rất lo ngại cho tương lai, cũng như thương hiệu Sacombank sau khi sáp nhập với Southern Bank.

Cổ đông nhỏ của Sacombank phản đối kế hoạch sáp nhập ngân hàng Phương Nam

Cổ đông của Sacombank phản đối kế hoạch sáp nhập ngân hàng Phương Nam

Giải đáp thắc mắc này, ông Kiều Hữu Dũng cho biết việc Sacombank sáp nhập Southern Bank là để mở rộng quy mô hoạt động, tăng thêm sức cạnh tranh và hoàn toàn có lợi cho Sacombank, chứ không hề có chuyện đánh mất thương hiệu.

Tuy vậy, không ít cổ đông vẫn tiếp tục bày tỏ ý kiến phản đối chủ trương này. “Không sáp nhập thì tốt hơn. Sacombank sẽ vững mạnh khi không phải gồng gánh thêm một ngân hàng yếu kém như Phương Nam” - một cổ đông nói. Một quỹ đầu tư là cổ đông của Sacombank cho rằng Southern Bank có tỉ lệ nợ xấu khá cao nên việc sáp nhập ngân hàng này sẽ không giúp cho Sacombank tăng sức cạnh tranh.

Một số cổ đông khác lại không đồng ý ủy quyền cho HĐQT thực hiện đề án sáp nhập vì cho rằng thông tin các lãnh đạo ngân hàng đưa ra là quá mơ hồ. Cổ đông tên Đinh Trọng Kỳ phản đối kế hoạch sáp nhập nhưng tự nhận mình chỉ là cổ đông nhỏ lẻ, quyền biểu quyết chủ yếu nằm trong tay các cổ đông lớn.

Trước nhiều ý kiến bức xúc, ông Kiều Hữu Dũng một lần nữa trấn an các cổ đông rằng việc Sacombank sáp nhập Southern Bank đã được HĐQT nghiên cứu kỹ các yếu tố thuận lợi và khó khăn. Tuy nhiên, HĐQT sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp của cổ đông bằng văn bản để xây dựng đề án sáp nhập theo hướng có lợi nhất cho Sacombank và sẽ trình các cổ đông thông qua trong lần tới.

Dù còn nhiều ý kiến trái chiều từ phía các cổ đông nhưng chủ trương Sacombank sáp nhập Southerbank vẫn được thông qua sau thời gian bỏ phiếu với tỉ lệ lên tới 97,31%.

Bài và ảnh: Thy Thơ
Cảnh báo thảm cảnh lặp đi lặp lại với nông dân Việt Thứ Ba, 14/04/2015 | 07:20 GMT+7     (VTC News) - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cảnh báo rằng, không chỉ dư
 
Truy đuổi tên cướp taxi từ hệ thống định vị Qua hệ thống định vị hãng xe cung cấp, nhiều cảnh sát đuổi theo chiếc taxi bị cướp suốt hàng chục km nhưng kẻ gây án đã trốn mất. Ngày 14/4, đại tá Nguyễn Đắc Minh - Trưởng Phòng CS
 
Kiến nghị giữ hơn 2,8 tỷ bồi thường của dân, Chi cục Thi hành án Ba Đình bị khiếu nại   Dân trí Thực hiện giao dịch mua bán quyền sử dụng ngôi nhà 8B Lê Trực - Ba Đình (Hà Nội) từ năm 2000, đồng thời sử dụng ngôi nhà trong suốt
 
Copyright © 2013 - Sonlawyers. All rights reserved. Designed by annghiep.com